Hội Thảo
Hội thảo Appreciative Leadership ngày 9/9/2016
– Triết lý giúp nhìn thấu cốt lõi tích cực trong mỗi cá nhân để đẩy mạnh kết nối, hợp tác, tăng hiệu suất làm việc, đương đầu với mọi sự thay đổi và cùng nhau hướng đến tầm nhìn chung của tổ chức.
Mối quan hệ giữa các cá nhân trong một tổ chức không giống như các bộ phận trong một bộ máy để có thể “hư chỗ nào sửa/thay chỗ đó”. Các cá nhân đến từ những môi trường xã hội khác nhau, tích luỹ những trải nghiệm khác nhau, cho nên sẽ có những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau. Tuy khác nhau như thế, nhưng các cá nhân này luôn có một điểm chung, đó là Cốt Lõi Tích Cực (Positive Core): “Trong mỗi một hệ thống con người luôn có một cái gì đó sẽ vận hành. Mọi sự việc đều là một hệ thống con người.” Để những cá nhân này có thể cùng nhau vận hành hiệu quả trong một tổ chức, đương đầu với các thách thức của thay đổi, dưới cùng một sứ mệnh và hướng đến một viễn cảnh chung, người lãnh đạo phải có phương pháp kích hoạt và duy trì cốt lõi tích cực trong mỗi nhân viên, mỗi bộ phận của tổ chức. Phương pháp đó chính là Appreciative Inquiry (Thăm dò để đánh giá). Phương pháp này giúp người lãnh đạo tìm hiểu những gì đã và đang diễn ra để khơi gợi ra những điểm tích cực nhất trong cá nhân hay đội nhóm nhằm định nghĩa và kích hoạt một tương lai như mong muốn (hay còn gọi là “tầm nhìn”, “vision”.).
Dưới sự dẫn dắt đầy kinh nghiệm của diễn giả Raju Mandhyan, các tham dự viên của Hội thảo Huấn luyện “Appreciative Leadership” do Viện Marketing và Quản trị Việt Nam tổ chức ngày 9/9/2016 vừa qua đã lần lượt tìm hiểu sâu về các khái niệm “Appreciative” (Công nhận), “Leadership” (Thuật lãnh đạo”) và “Inquiry” (Tham dò) cũng như thực hành các phương pháp đánh giá, đặc biệt là cách đặt 3 loại câu hỏi Hướng Nội, Hướng Ngoại, và Hướng Về Tương Lai để giúp người lãnh đạo xâu chuỗi các sức mạnh nội tại của cá nhân, đội nhóm, giúp họ phản ánh quá khứ và thực tại để định hình các mục tiêu S-M-A-R-T trong tương lai. Đặt câu hỏi còn giúp cho người lãnh đạo chuyển tải được tầm nhìn (“vision”) của tổ chức theo kiểu “từ dưới lên” (“bottom up”): khơi gợi cho nhân viên nhìn thấy một tương lai của tổ chức như họ mong muốn chính là giúp họ hiểu được tầm nhìn của tổ chức trong sự liên quan với lợi ích của chính họ.
Hội thảo Huấn luyện đã mang đến cho các tham dự viên một cách nhìn mới mẻ và độc đáo về Leadership cũng như mở ra cho họ những không gian rộng lớn để có thể áp dụng kỹ thuật “thăm dò để công nhận” ngay tức thì: trong các mối quan hệ cá nhân, trong gia đình, trong mối quan hệ với đồng nghiệp, phòng ban, hay trong tổ chức, công ty.
Hội thảo cũng đặc biệt có ý nghĩa với các tham dự viên đang là lãnh đạo của một tổ chức hay đội nhóm: làm sao để kết nối các cá nhân dưới cùng một sứ mệnh và cùng nhau vận hành hướng về một tương lai như mong muốn – cũng chính là tầm nhìn chung của tổ chức.
Bài và ảnh: VMI.